Gà chín cựa từ rất xa xưa chúng ta chỉ nghe kể qua những mẫu truyện trong truyền tuyết. Ngỡ rằng chúng chỉ là con vật trong tưởng tượng tuy nhiên đây là con vật có thật. Là một giống gà quý của Việt Nam, được biết đến với tên gọi là gà tiến vua. Có giá trị kinh tế cao và quý hiếm nên được lưu trữ nguồn gen của giống gà chín cựa này. Ngày nay giống gà chín cựa được nuôi khá phổ biến tuy nhiên là các dòng lai. Vậy gà chín cựa thuần chủng và gà chín cựa lai có đặc điểm gì khác nhau. Hãy theo dõi bài viết hôm nay choidaga chia sẽ kinh nghiệm cho anh em về dòng gà quý này.
Đặc điểm gà chín cựa thuần chủng và lai
Bất kể một dòng gà thuần chủng nào cũng có những đặc điểm riêng để nhận biết. Giống gà chín cựa thuần chủng cũng vậy cũng có những đặc điểm riêng. Dựa vào một số đặc điểm này chúng ta có thể biết được gà chín cựa thuần chủng chính xác. Dưới đây là một số đặc điểm nhận dạng anh em có thể tham khảo:
Thể trạng gà chín cựa
Gà chín cựa được biết có nguồn gốc từ giống gà rừng nên thể trạng nhỏ. Cân nặng của gà trống trưởng thành từ 4 – 5 tháng tuổi chỉ từ 8 – 9 lạng. Còn đối với gà mái giai đoạn này thì chỉ khoảng 7 – 8 lạng, lứa tuổi này là gà đã bắt đầu kiêu ổ. Gà chín cựa thuần chủng nặng nhất thì chỉ từ 1,7 – 2kg. Nếu gà vượt qua mức này thì những cá thể đó là gà lai, mang ngoại hình lớn.
Ngoại hình gà chín cựa thuần chủng
Do nguồn gốc là dòng gà rừng nên gà chín cựa có dáng vẻ rất oai vệ. Có sức đề kháng tốt nhờ sống ngoài môi trường tự nhiên. giống như gà rừng gà chín cựa có mào đỏ tươi như máu, lông đuôi cong như hình cầu vồng. Gà đã lai thì mào sẽ tái hơn không được tươi như gà thuần chủng. Là dòng gà rừng nên gà chín cựa có cặp mắt rất sắc và sáng. Cặp chân to khỏe linh hoạt, ngoài tự nhiên để bắt được gà chín cựa khó hơn cả đánh gà rừng. mỗi bên chân có 3 cựa to chính độ dài khác nhau. Còn lại là những chiếc cựa nhỏ cong quấn như nanh heo sắc nhọn. Bản tính hung hăng luôn trong tư thế sẵn sàng chiến dấu với kẻ địch.
Gà chín cựa và đặc điểm của tiếng gáy
Một đặc điểm nhận dạng đối với gà chín cựa nữa là chiếc cổ ngắn. Không giống như những dòng gà khác cổ dài, nếu cổ dài là gà lai. Giống như gà rừng, tiếng gáy của gà chín cựa rất thanh, gắt và vang xa. Những con gà có tiếng gáy khàn đục không vang trong trẻo thì đấy là gà đã lai.
Gà chín cựa con
Riên dòng chín cựa từ lúc nở ra đã có sự khác biệt với những con gà con khác. Đặc điểm đó thể hiện rõ rệt ở cặp chân của gà con. Lúc mới nở là chân của gà đều thấy rõ khuỷu chân mỗi bên có 3 cựa. Đến độ tuổi trưởng thành thì mỗi bên cựa mọc thêm 2 – 3 cựa nữa tổng công 8 – 9 cựa. Đối với những dòng lai mới nở sẽ không có cựa hoặc không thể hiện rõ. Gà lai đến lú trưởng thành mới mọc cũng có thể 8 – 9 cựa tuy nhiên không như giống thuần chủng.
Những thông tin trên anh em có thể tham khảo để biết chọn ra con gà thuần chủng. Dựa vào 4 đặc điểm cụ thể này khả năng chọn nuôi gà thuần chủng chính xác lên đến 95%.
Kỹ thuật nuôi gà chín cựa
Khuyên anh em muốn nuôi gà chín cựa nên nuôi gà con thuần chủng. Vì gà đánh từ rừng về rất khó nuôi, nếu muốn nuôi gà trưởng thành. Thì anh em sư kê cần phải nắm được cách nuôi gà rừng và cách thuần gà.
Chuồng nuôi gà
chuồng gà phải cao ráo thoáng mát diện tích phù hợp với mật độ gà. Đảm bảo nhiệt độ cho gà con, ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Không để chuồng bị ẩm ướt, rất dễ phát dịch bệnh cho gà. Phun thuốc khử trùng chuồng nuôi từ 5 – 7 ngày trước khi cho gà vào chuồng. Sàn chuồng cách mặt đất để thuận tiện cho việc vệ sinh chuồng trại.
Chăm sóc gà
Gà con đến 4 tuần tuổi chúng ta nên nuôi trong chuồng úm. Nhiệt động trong chuồng phụ thuộc vào độ tuổi của gà: tuần đầu: 31-34 độ, tuần 2: 29-31 độ, tuần 3: 26-29 độ, tuần 4: 22-26 độ. Thức ăn đối với gà con cũng như thông thường có thể là tấm hoặc cám gà con.
Phòng bệnh cho gà
- 5 – 7 ngày tuổi: Dịch tả nhỏ mắt mũi
- 5 – 7 ngày tuổi: Gumboro lần một nhỏ mắt, mũi
- 7 ngày tuổi: chủng đậu một, chủng dưới cánh
- 18 ngày tuổi: Dịch tả lần 2 nhỏ mắt mũi
- 21 ngày tuổi: Gumboro lần 2 nhỏ mắt mũi
- 33 – 35 ngày tuổi: Gumboro lần 3 nhỏ mắt mũi
Bài viết chia sẽ toàn bộ thông tin về gà chín cựa và cách nuôi gà, chăm sóc, phòng bệnh. Anh em sư kê tham khảo để có thêm kiên thức áp dụng. Chúc anh em thành công!