Trị bệnh đậu gà sao cho nhanh hết? Đây là một trong những câu hỏi khiến bao sư kê chơi đá gà phải đau đầu. Bệnh đậu gà gây nên những tổn thương vùng đầu của gà có thể làm nhiễm trùng. Vì vậy cần có phương pháp chữa trị dứt điểm, để lâu có thể làm cho chiến kê suy kiệt và chết. Ngoài ra căn bệnh này còn lây lan rất nhanh nếu không có kiến thức sẽ thiệt hại lớn. Khiến cho việc quản lý và nuôi dưỡng ngày càng khó khăn do tốc độ phát triển của dịch bệnh. Để khắc phục dứt điểm tình trạng này, bài viết hôm nay choidaga88.net sẽ chia sẽ về những kiến thức. Cách trị bệnh đậu gà nhanh hết và an toàn nhất, cách chăm sóc khi gà bệnh tránh thiệt hại.
Khái niệm bệnh đậu gà?
Bệnh đậu gà là một căn bệnh tạo nên những mụt u chai cứng trên vùng đầu gà. Khả năng lây lan rất nhanh, chỉ trong thời gian ngắn là có thể mọc khắp mặt của gà kể cả trên mào gà. Bệnh có thể dẫn đến làm cho gà mù mắt nhất là những mụt gần mắt. Khi mụt chín chảy mủ rất độc vào mắt gà làm loét niêm mạc gây mù lòa. Gà khi mắc phải bệnh này nguy cơ tử vong rất cao chỉ trong 7 – 10 ngày nếu không được chữa trị kịp thời. Bệnh kèm theo những biến chứng như lười ăn, viêm phổi và mù mắt. Nguy cơ lây lan rất cao nếu ăn uống chung máng tiếp xúc có thể lây rất dễ dàng.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh đậu gà
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đậu gà là do laoij virus có tên pox viruses gây nên. Là một trong những virus có sức sống cao ở môi trường tự nhiên và phát triển rất mạnh. Chúng có thể tồn tại ở bất kỳ môi trường nóng, ẩm ướt, khô, lạnh từ 40 – 60 ngày. Khả năng sống sót trên các vật trung gian truyền bệnh khoảng 50 ngày. Vì vậy có thể nói bệnh này có nguy cơ lây lan rất cao, khó kiểm soát. Đặc biệt là tình trạng gà cắn mổ nhau nguy cơ truyền bệnh sẽ cao hơn qua các vết thương hở. Vì vậy nếu phát hiện đối tượng mắc bệnh cần cách ly ngay.
Xem đá gà trực tuyến thomo hôm nay
Các triệu chứng của bệnh đậu gà
Bệnh đậu gà chúng ta có thể dễ dàng nhận biết qua các trạng thái thể hiện bên ngoài. Nhất làm hiện tượng nổi mụn như mụt cốc ở vùng đầu mặt gà. Tuy nhiên khi gà đã biểu hiện rõ ra bên ngoài là bệnh gà đã nặng rát khó chữa trị. Gà mới chớm bệnh sẽ không có bất kì dấu hiệu gì, dưới đây là những biểu hiện đầu tiên cần nắm bắt để chữa trị.
Bệnh đậu gà dạng khô
Bệnh đậu gà ở dạng khô sẽ không quá nguy hiểm đến tính mạng của gà. Những con gà mắc bệnh ở dạng này vẫn có thể sinh trưởng phát triển nhưng chậm hơn so với thông thường. Những mụt thường sẽ xuất hiện ở vùng đầu và vùng da gà không có lông kể cả chân gà. Ban đầu chúng chỉ là những mụt nhỏ màu hồng sau đó lớn dần chuyển sang thâm tím và có mài khô cứng. Vì là dạng khô nên không gây ra dịch mủ, ít ngủy hiểm hơn dạng ướt.
Bệnh đậu gà dạng ướt
Đây là dạng khá nguy hiểm những mụt xuất hiện không chỉ đầu mặt gà. Mà còn mọc cả trong niêm mạc, miệng và thanh quản của gà… Nó có dạng như những nốt mụn bọc nước và có màu sẫm dần theo thời gian. Sau đó sẽ khô tạo lớp vảy gây khó chịu cho gà, khiến cho gà moi móc gảy mổ liên tục. Chính vì vậy nó sẽ vỡ ra và bắt đầu sinh ra những mụn mủ nhớt cực độc. Gây nên hiện tượng lở loét niêm mạc, làm đầu gà bị sưng và biến dạng. Kéo dài gà sẽ chết vì khả năng ăn uống bị giảm và mù lòa.
Trị bệnh đậu gà
Tuy đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhưng chúng không quá khó để chữa trị. Chỉ cần chăm chút để mắt tới chiến kê để phát hiện và chữa trị kịp thời, đúng thuốc sẽ khỏi. Cách chữa trị này có thể áp dụng cho cả gà con và gà lớn.
Một trong những cách dễ dàng và hiệu quả nhất đó chính là dùng thuốc xanh Methylen. Dùng thuốc bôi vào những vùng có mụt thường xuyên và đúng giờ. Làm đều đặn chúng sẽ lặng và nhanh khỏi, kết hợp cho gà uống kháng sinh. Giúp gà tăng sức đề kháng chống chọi bệnh tật, đây là cách tốt nhất để dứt điểm đậu gà chỉ sau 2 – 3 ngày.
Ngừa bệnh đậu gà
Như chúng ta cũng biết là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Việc phòng tránh ngăn ngừa bênh đậu gà cũng khá đơn giản đối với các sư kê. Chỉ cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thực hiện cách ly đối với những cá thể mắc bệnh và tiêm vacxin định kỳ.
Xem thêm: Ngừa bệnh cho gà đầu mùa mưa để gà có sức khỏe tốt
Vệ sinh chuồng trại
Công tác chuẩn bị chuồng trại khử trùng trước khi nuôi. Rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi trước ngày nhập chuồng từ 7 – 10 ngày. Chuồng phải khô ráo thoáng khí, hạn chế để chuồng trong tình trạng bị ẩm ướt. Phun thuốc khử trùng chuồng nuôi và xung quanh khu vực nuôi định kỳ. Giúp loại bỏ các mầm móng bệnh tật một cách tốt nhất.
Tiêm vacxin phòng bệnh
Có thể nó sử dụng vacxin là một trong những cách phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Việc này giúp tạo trong cơ thể gà sản sinh những kháng thể chống lại các loại bệnh tật. Gà con từ 7- 10 ngày tuổi là thời gian tốt nhất để tiêm vacxin, hạn chế tình trạng gà phát bệnh sau này.
Cách ly gà bị bệnh đậu
Do được đánh giá là một trong những căn bệnh có khả năng lây lan cao. Nên cần cách ly ngay các cá thể nghi nhiễm và có những triệu chứng bệnh tật. Thực hiện nuôi nhốt những chiến kê ở nơi riêng biệt, tách với bầy. Việc này tránh lay lan và giúp dễ dàng chữa trị, theo dõi.
Bài viết đã chia sẽ tất cả những kiến thức về bệnh đậu gà. Hướng dẫn cách chữa trị và phòng bệnh sao cho hiệu quả nhất. Hy vọng mang lại cho những sư kê vốn kiến thức để chăm sóc đàn chiến kê của mình tốt hơn.